4-giai-phap-google-marketing-hieu-qua
Ngày nay, Google được người dùng biết đến như một công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên internet, trả về hàng triệu kết quả tìm kiếm mỗi ngày.
Không thể phủ nhận một điều rằng Google đang ngày càng thông minh trước đây rất nhiều. Các kết quả từ truy vấn của người dùng ngày càng chính xác hơn, những tài nguyên, nội dung được chọn lọc tốt hơn, có liên quan hơn, và đáp ứng được mục đích tìm kiếm của nhiều người, và hơn nữa, là Google hoàn toàn miễn phí.
Ngoài ra, Google còn được nhắc tới như một nền tảng (platform) quảng cáo dẫn đầu tính đến thời điểm hiện tại. Nguồn tài nguyên không giới hạn từ những đối tác là các website, những nhà sáng tạo nội dung, video trên youtube, hay các ứng dụng (app) toàn cầu, đã giúp Google sở hữu được một mạng lưới không gian quảng cáo (inventory) khổng lồ, nơi mà các nhà quảng cáo có thể tham gia tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình để tiếp cận đến với khách hàng tiềm năng.
Hiểu một cách đơn giản, khi người dùng cần biết điều gì đó thì việc gần như đầu tiên là họ sẽ tìm kiếm điều đó trên Google. Bên cạnh đó, thông qua các hành động tìm kiếm, duyệt web, truy cập ứng dụng, xem video, mua sắm trực tuyến của người dùng, giúp Google nắm có thể nắm rõ và chính xác hơn về hành vi online của người dùng. Đó là lý do vì sao Google Marketing lại trở nên phổ biến, hay nói cách khác, Google đã mang đến cho các nhà quảng cáo một nền tảng marketing tuyệt vời để thực hiện các chiến lược tiếp thị, quảng cáo tối ưu, giúp doanh nghiệp có thể tăng trưởng số một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Vậy, cụ thể hơn, Google đã cung cấp những công cụ gì để giúp các nhà quảng cáo có thể ứng dụng vào Marketing một cách hiệu quả? Hãy cùng VPFLY tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bên dưới đây nhé!
1. GOOGLE ADS (GOOGLE ADWORDS)
Google Ads là một chương trình quảng cáo online có trả phí. Thông qua Google Ads, nhà quảng cáo có thể tạo ra các mẫu quảng cáo trực tuyến để tiếp cận chính xác đến khách hàng tiềm năng, những người yêu thích sản phẩm, dịch vụ mà họ nhìn thấy từ quảng cáo.
- Google Ads là một sản phẩm mà nhà quảng cáo sử dụng để tăng trưởng trong kinh doanh thông qua việc bán sản phẩm, dịch vụ, tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập người dùng (traffic) vào website
- Google Ads được quản lý trực tuyến, nhà quảng cáo có thể tạo hoặc thay đổi các chiến dịch quảng cáo bất kỳ lúc nào, bao gồm các yếu tố như: Mẫu quảng cáo, các cài đặt chiến dịch, nhóm quảng cáo, ngân sách,…
- Nhà quảng cáo hoàn toàn có thể tự kiểm soát mức ngân sách cần chi tiêu, cũng như có thể chọn từ khóa, vị trí quảng cáo sẽ hiển thị và dễ dàng phân tích, đo lường tác động, hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
Các hình thức quảng cáo Google phổ biến
- Quảng cáo tìm kiếm (Keywords Search Ads): Quảng cáo sẽ được hiển thị cho khách hàng ngay khi họ thực hiện hành động tìm kiếm bằng một từ khóa bất kỳ trên Google và Google Maps. Nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi quảng cáo mang lại kết quả, chẳng hạn như khi khách hàng nhấp vào quảng cáo để truy cập vào website hoặc thực hiện gọi đến doanh nghiệp của bạn.
- Quảng cáo hiển thị (Google Display Ads): Đây là hình thức quảng cáo tiếp cận đến khách hàng tiềm năng thông qua các banner, hình ảnh, video về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, khi họ đang truy cập vào một website yêu thích, đang xem một video trên youtube, hay đang kiểm tra hộp thư Gmail,.. Các quảng cáo sẽ được phân phối hiển thị trên toàn mạng lưới đối tác hiển thị của Google, bao gồm trên 2 triệu website, video, ứng dụng và tiếp cận đến 90% lượng người dùng internet trên toàn cầu.
- Quảng cáo mua sắm (Google Shopping): Là hình thức quảng cáo rất phổ biến hiện nay trong lĩnh vực thương mại điện tử. Sản phẩm của bạn sẽ được hiển thị ngay khi người dùng thực hiện tìm kiếm về sản phẩm mà họ đang cần, thông qua một nguồn cấp dữ liệu là Googe Merchant Center giúp nhà quảng cáo có thể tạo, lưu trữ, và đưa các sản phẩm muốn bán lên Google. Quảng cáo mua sắm giúp hiển thị đầy đủ hơn về toàn bộ thông tin về sản phẩm, hình ảnh, giá, tên thương hiệu,.. Nhà quảng cáo có thể theo dõi, đánh giá, và dễ dàng quản lý các chiến dịch bán lẻ để mang lại lợi nhuận cao nhất. Điều mà các nhà quảng cáo cần quan tâm chính là tối ưu về mặt hình ảnh, thông tin sản phẩm nổi bật, cũng như kiểm soát các từ khóa truy vấn của người dùng, để có thể hiển thị quảng cáo bằng đúng sản phẩm mà người dùng đang thật sự quan tâm tìm kiếm.
- Quảng cáo ứng dụng (Apps) : Đây là hình thức quảng cáo giúp doanh nghiệp có thật nhiều lượng cài đặt ứng dụng và thực hiện việc mua sắm trên mobile. Các nhà quảng cáo có thể sử dụng quảng cáo ứng dụng để tăng mức độ nhận diện của thương hiệu, cũng như thúc đẩy doanh số qua việc điều hướng khách hàng chi tiêu nhiều hơn trên ứng dụng của mình.
2. GOOGLE MY BUSINESS
Google My Business là một công cụ miễn phí từ Google, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo và quản lý thông tin của một hay nhiều cửa hàng. Những cửa hàng này sẽ xuất hiện khi người dùng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp trên Google (Google Search) hay trên bản đồ (Google Maps), giúp dễ dàng chia sẻ thông tin doanh nghiệp, thu hút khách hàng mới, cũng như cho biết cách mà khách hàng tìm thấy doanh nghiệp hay tương tác với cửa hàng trực tuyến như thế nào?
Ngoài ra, thông qua Google My Business, doanh nghiệp có thể thực hiện tối ưu hóa tìm kiếm địa điểm – Local SEO giúp tăng thứ hạng của doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm, khách hàng có thể dễ dàng tìm đến địa điểm cửa hàng ở địa phương bằng việc tìm kiếm trên Google hoặc nhận được gợi ý từ Google về địa điểm có vị trí gần với khách hàng nhất.
Google My Business giúp tối ưu cho doanh nghiệp như thế nào?
- Chia sẻ những thông tin mới nhất và hữu ích của doanh nghiệp: Người dùng thường xuyên tìm kiếm các thông tin cụ thể về địa chỉ, hotline, giờ mở cửa, hình ảnh, các chương trình giảm giá và so sánh. Bằng việc đăng tải những thông tin, hình ảnh, chương trình mới nhất, có thể giúp doanh nghiệp gây được ấn tượng tốt với khách hàng, thúc đẩy họ hành động, và làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên đặc biệt hơn.
- Tương tác với khách hàng: Khách hàng có thể dễ dàng chia sẻ những cảm nhận, để lại đánh giá, nhận xét, cũng như tiếp cận với doanh nghiệp ngay với thiết bị di động của họ. Google My Business sẽ giúp bạn kết nối với khách hàng, phản hồi những nhận xét, đánh giá, trả lời những câu hỏi, ý kiến thắc mắc của khách hàng, hỗ trợ chỉ đường đến vị trí của doanh nghiệp.
- Khám phá cách mà khách hàng đã tìm thấy doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể dễ dàng đo lường được số lượng tìm kiếm thông tin trên Google, số cuộc gọi đến, yêu cầu chỉ đường đến địa điểm cửa hàng. Ngoài ra, cũng có thể biết được nội dung, hình ảnh nào gây sự chú ý hiệu quả nhất, cũng như khách hàng đã đến từ đâu.
3. GOOGLE ANALYTICS
Hiểu một cách đơn giản, Google Analytics là công cụ (Miễn phí hoặc trả phí) từ Google, hỗ trợ cho việc phân tích dữ liệu truy cập của người dùng trên website doanh nghiệp tại cùng 1 nơi, giúp các nhà quảng cáo có cái nhìn sâu hơn về hành vi của khách hàng trên website, từ đó đưa ra chiến lược tối ưu hóa marketing phù hợp.
Phần lớn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) , website sẽ đóng vai trò như trung tâm dữ liệu chứa mọi thông tin về lưu lượng truy cập. Giả sử khi doanh nghiệp thực hiện một chiến dịch marketing như: quảng cáo google tìm kiếm (Search Ads), hiển thị hình ảnh (Banner Ads) hay quảng cáo mạng xã hội (Social media ads),.. người dùng gần như truy cập website từ nhiều kênh khác nhau dọc theo hành trình của họ. Website là cách tốt nhất để doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về sự hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo quảng bá sản phẩm, dịch vụ đang chạy. Hơn hết, đây là công cụ hoàn toàn miễn phí từ Google, giúp theo dõi, đo lường hiệu quả hoạt động marketing trên Digital.
02 loại dữ liệu chính mà nhà quảng cáo có thể thu thập từ Google Analytics là:
- User Acquisition Data: Dữ liệu người dùng trước khi họ truy cập vào website
- User Behaviour Data: Dữ liệu người dùng khi họ truy cập website của doanh nghiệp
(1) User Acquisition Data: Bạn có thể thu thập những dữ liệu về nhân khẩu học của người dùng trước khi họ truy cập vào website như: Độ tuổi, giới tính, sở thích. Bạn cũng có thể thu thập dữ liệu về nơi đưa họ đến website, từ Facebook, các website khác hay thông qua tìm kiếm trên Google. Những dữ liệu này giúp các nhà quảng cáo nhận ra nhóm người dùng, kênh để nhắm mục tiêu tiếp cận.
(2) User Behaviour Data: Đây là nhóm dữ liệu được thu thập trong suốt các phiên truy cập website của người dùng, bao gồm:
- Họ đã ở lại website bao lâu?
- Trang đầu tiên và cuối cùng họ truy cập là gì?
- Hành trình phổ biến nhất trên website của người dùng là gì?
Những dữ liệu này giúp doanh nghiệp có thể tối ưu chất lượng, trải nghiệm trên website để tăng tỷ lệ chuyển đổi thông qua các hành động cụ thể và mang lại giá trị như: Mua hàng trên website, đăng ký nhận bản tin,…
4. GOOGLE TAG MANAGER
Google Tag Manager (GTM) là công cụ miễn phí của Google cho phép bạn quản lý các thẻ (Tags) trên website (Đoạn code hoặc mã Pixel theo dõi) mà không cần phải điều chỉnh trực tiếp và mã nguồn, giảm sự phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật, giúp các nhà quảng cáo, người triển khai marketing có thể dễ dàng thực thi các hoạt động đo lường, phân tích dễ dàng, cũng như giúp tối ưu các chiến dịch quảng cáo một cách hiệu quả.
Sự khác nhau giữa Google Tag Manager và Google Analytics là gì?
Có thể thấy, Google Tag Manager là công cụ hoàn toàn khác, chỉ sử dụng để lưu trữ và quản lý các mã code bên thứ ba, và không có chức năng báo cáo hoặc phân tích trong Google Tag Manager.
Ngược lại, Google Analytics sẽ được sử dụng cho việc báo cáo và phân tích. Tất cả các mục tiêu đo lường chuyển đổi, bộ lọc, đều được quản lý thông qua Google Analytics. Hay các báo cáo về chuyển đổi, phân khúc tùy chỉnh (Custom Segments), doanh số thương mại điện tử (E-Commerce Sales), thời gian trên trang (Time on Page), tỷ lệ thoát (Bounce Rate) hoặc báo cáo về tương tác, sự kiện đều được hoàn thành trong Google Analytics.
Lợi ích khi sử dụng Google Tag Manager
- Tùy chỉnh dữ liệu gửi đến Google Analytics phục vụ cho việc theo dõi (Tracking) và đo lường (Measure) hiệu quả chuyển đổi trên website
- Giúp cho website tải nhanh hơn so với việc gắn mã theo dõi trực tiếp vào mã nguồn website
- Sử dụng cho các sản phẩm khác nền tảng Google , ví dụ như Facebook Pixel.
- Google Tag Manager có chế độ xem trước và sửa lỗi (Preview & Debug Mode) giúp các nhà quảng cáo, người triển khai marketing có thể dễ dàng kiểm tra hoạt động các thẻ theo dõi liệu có hoạt động chính xác hay không trước khi áp dụng cho việc tracking đo lường chuyển đổi, số liệu chính xác mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu chính xác.
Trên đây là những giải pháp Google Marketing hiệu quả được ứng dụng phổ biến hiện nay trong hoạt động digital marketing của doanh nghiệp, đặc biệt với các nhà quảng cáo, những người thực thi marketing trên Digital, có thể dễ dàng thử nghiệm và sử dụng làm công cụ giúp cho hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, phân tích và đo lường chuyển đổi có giá trị nhất với doanh nghiệp dựa trên nền tảng của Google.